Bệnh sởi là gì? Bệnh truyền nhiễm này có nguy hiểm không? Nên thực hiện tiêm phòng vắc-xin sởi với những loại vắc-xin nào và lịch tiêm chủng cụ thể ra sao? Trong lịch tiêm khuyến cáo, tại sao phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi? Các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc-xin? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi? Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm dễ lây truyền trên diện rộng. Các phương thức lây truyền
- Qua đường hô hấp như khi ho, hắt hơi, nói chuyện.
- Ngoài ra, có thể dễ dàng lây qua các giọt dịch tiết mũi họng.
- Các phương thức lây truyền trên đều chứa vi rút sởi sẽ phát tán ra ngoài không khí, bám trên các bề mặt… Từ đó, có thể làm lây bệnh cho người khác.
Theo thống kê, cứ 1 người bệnh sởi có thể lây bệnh cho khoảng 20 người. Khoảng thời gian lây bệnh kéo dài, bắt đầu từ trước cho đến khi người bệnh biết mình mắc sởi. Đó là khoảng từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi hết ban.
Đối với bệnh sởi, nguy hiểm nhất là các biến chứng. Điều này là do sau khi mắc sởi, sức đề kháng của bệnh nhân giảm.
Một số biến chứng thường gặp
- Trên đường hô hấp: viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản.
+ Gặp biến chứng viêm tai xương chủm
+ Xuất hiện tình trạng hơi thở hôi thối.
+ Hoặc bị viêm tủy biểu hiện liệt hai chi dưới, rối loạn cơ vòng…
Mỗi loại vắc-xin đều được thực hiện tiêm phòng với liều lượng và lịch tiêm chủng khác nhau. Vậy tại sao phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi?
Thứ nhất, việc tiêm mũi vắc-xin sởi thứ nhất có thể giúp trẻ đạt được đáp ứng miễn địch đến 85%.
Khi thực hiện tiêm mũi thứ hai có thể giúp tạo miễn dịch đặc biệt đối với những bé chưa có miễn dịch trong mũi tiêm đầu. Từ đó có thể tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch chống lại bệnh sởi trong cộng đồng lên trên 95%.
Với mũi tiêm sởi thứ hai không làm tăng hiệu giá kháng thể ở những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch trong mũi tiêm đầu tiên.
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới WHO, không cần làm xét nghiệm để đánh giá liệu trẻ đã có miễn dịch trong mũi tiêm đầu tiên hay chưa. Tất cả trẻ đều cần tiêm mũi vắc-xin sởi thứ hai thì có thể đảm bảo hiệu quả miễn dịch gần như hoàn toàn.
Hiện nay, đã triển khai các loại vắc-xin phòng sởi sau trong chương trình tiêm chủng mở rộng và dịch vụ tại Việt Nam cụ thể:
- MVVAC: vắc-xin phòng sởi đơn (MVVAC).
- MR: vắc-xin phối hợp phòng sởi-rubella.
- MMR: vắc-xin phòng sởi-quai bị-rubella.
Theo thông tin khuyến nghị từ chương trình tiêm chủng mở rộng:
- Vắc-xin sởi đơn MVVAC được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi. Nên tiêm nhắc lại liều 2 có thành phần sởi khi trẻ được 18 tháng tuổi (thường là MR). Trong trường hợp có dịch sởi hoặc trẻ có nguy cơ cao nhiễm sởi có thể tiêm vắc-xin sởi đơn MVVAC cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
- Trường hợp tiêm vắc-xin sởi đơn MVVAC cho trẻ lúc 9 tháng tuổi thì khi trẻ được 15 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin MMR II mũi 1. Sau đó tiêm nhắc lại MMR II mũi 2 sau 4 năm.
Tại sao phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi? Như vậy, an toàn là khi trẻ đảm bảo được điều kiện sức khỏe và loại vắc-xin cũng như lịch tiêm chủng phù hợp cho từng đối tượng cụ thể
Bé 9 tháng tiêm sởi được không?
- Theo lịch tiêm chủng mở rộng ở nước ta, khi được 9 tháng tuổi, trẻ có thể được tiêm vắc-xin sởi.
- Và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có thể tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ bắt đầu từ khi được 6 tháng tuổi. Đối tượng này nếu đang sống trong vùng có dịch sởi hoặc sắp đến vùng có dịch.
- Các nghiên cứu đánh giá sự an toàn khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Lưu ý răng, việc tiêm chủng không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, hiệu quả đáp ứng miễn dịch không cao do vắc-xin bị trung hòa bởi kháng thể từ mẹ truyền sang trẻ.
Một số lưu ý
- WHO không khuyến nghị việc tiêm vắc-xin cho trẻ <6 tháng tuổi.
- Khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trước lịch tiêm chủng thì mũi tiêm này không được xem là mũi tiêm chính thức.
- Do vậy, bố mẹ vẫn phải đưa trẻ đi tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin sởi. Đó là vào lúc trẻ được 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Mục đích của các mũi tiêm nhằm đảm bảo hiệu quả miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.
- Khuyến nghị tiêm phòng vắc-xin cho mẹ đang cho con bú. Điều này là do kháng thể có thể được tạo ra từ cơ thể mẹ có thể bài tiết qua sữa. Từ đó, có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi khi trẻ còn quá nhỏ. Đây là các đối tượng chưa đủ tháng để tiêm vắc-xin.
+ Ngoài ra, cần chú ý và cân nhắc tiêm phòng với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có ý định mang thai.
Thông tin về vắc-xin
-
+ Vắc-xin dạng phối hợp.
Sau khi tìm hiểu vấn đề tại sao phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi. Bạn cần quan tâm đến một số phản ứng có thể xuất hiện sau tiêm:
-
+ Có thể bị sưng hạch ở má hoặc vùng cổ.
+ Trẻ bị co giật (tình trạng này do sốt sau tiêm sởi quai bị rubella).
+ Xuất hiện tình trạng suy giảm ý thức do tổn thương não.
Tại sao phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi? Bên cạnh vấn đề này, mẹ cần chú ý đến lịch tiêm phòng cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiến hành tiêm phòng. Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi phản ứng của trẻ sau khi tiêm ngừa. Lưu ý một số phản ứng thường gặp ở trẻ như:
- Tình trạng sốt.
- Trẻ khóc quấy.
- Tình trạng biếng ăn tạm thời.
- Cảm giác sưng, đau nhức tại vị trí.
Sau tiêm, bố mẹ vẫn nên để trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để nếu có vấn đề xảy ra sẽ kịp thời xử lý.
Mẹ chỉ nên cho trẻ tiêm khi trẻ khỏe và đủ độ tuổi yêu cầu. Nếu phải cho trẻ <9 tháng tuổi tiêm vắc-xin thì phải có chỉ thị từ chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng trong trường hợp cần thiết. Lưu ý mũi này không được tính là mũi thứ nhất. Vì sau khi sinh ra, trẻ đã có kháng thể tự nhiên để miễn dịch khi còn trong bụng mẹ
Trường hợp nếu trước 9 tháng tuổi đã thực hiện tiêm chủng thì kháng thể tự nhiên của cơ thể trẻ sẽ tự loại bỏ các vi rút trong vắc-xin. Do vậy, vắc-xin hoàn toàn không có tác dụng. Khi trẻ đủ 9 tháng tuổi vẫn phải tiêm nhắc lại vì lúc này kháng thể tự nhiên của trẻ đã yếu đi.
Tóm lại, tiêm vắc-xin sởi không miễn dịch vi rút sởi hoàn toàn. Vắc-xin chỉ làm hạn chế quá trình nhiễm bệnh của người đã tiêm chủng. Vậy tại sao phải tiêm 2 liều vắc-xin sởi, thắc mắc đã được giải đáp ở trên. Do vậy, nên đưa trẻ đi tiêm phòng khi đủ tuổi và đủ điều kiện sức khỏe. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải luôn theo dõi lịch trình tiêm chủng của trẻ một cách cẩn thận nhé!