Đau vú tiết lộ những sự thật có thể bạn chưa biết

Đau vú là một trong những than phiền thường gặp của các chị em phụ nữ. Tình trạng này có thể được mô tả là đau khi sờ chạm, đau chói hoặc cảm giác căng tức bên trong vú. Cơn đau có thể liên tục kéo dài hoặc đau từng lúc, có thể đau mức độ nhẹ đến nặng. Nó có thể xảy ra:

  • Chỉ một vài ngày trong tháng, 2 hay 3 ngày trước khi hành kinh. Cơn đau có thể từ nhẹ đến trung bình, và ảnh hưởng đến cả hai bên vú. Điều này thì bình thường.
  • 1 tuần hoặc kéo dài hơn mỗi tháng, bắt đầu trước những ngày đèn đỏ và kéo dài đến sau khi sạch kinh và có khi kéo dài đến cả chu kì sau. Cơn đau này trung bình đến nặng, ảnh hưởng cả hai bên vú.

Những người phụ nữ sau mãn kinh đôi khi cũng có cảm thấy đau vú, nhưng những cơn đau thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hơn. Nhiều người có thể đau vú trái nhưng số khác lại đau vú phải.

Đau vú theo chu kỳ

Đau tăng trong khoảng 2 tuần trước những ngày đèn đỏ, sau đó, cơn đau giảm dần

Cảm giác đau âm ỉ, căng hay đau
Cảm giác đau chói hay nhói, ở một vùng nhất định

Thường xảy ra cùng với sưng vú hay sờ thấy khối ở vú
Dai dẳng, kéo dài

Cảm giác đau ở 2 bên vú, nhất là phần vú trên, ngoài, có thể lan đến vùng nách.
Ảnh hưởng đến một bên vú, ở một vị trí cố định. Nhưng thỉnh thoảng cũng có thể lan khắp vú

Thường xảy ra ở phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi và phụ nữ 40 tuổi sắp mãn kinh
Thường xảy ra ở phụ nữ đã mãn kinh

Nang vú

Ống dẫn sữa hoặc tuyến sữa có thể giãn ra và tạo thành vú. Những nang này thường chứa dịch, khi sờ thấy một khối cứng hoặc chắc. Những nang điển hình thường tăng kích thước trong những ngày hành kinh và sẽ tự biến mất sau mãn kinh.

Những nang này thường chỉ chứa dịch và không phải là ung thư.

Do dùng thuốc

  • Thuốc chứa hormon sinh dục
  • Thuốc điều trị trầm cảm hay lo âu
  • Thuốc điều trị bệnh lý tim mạch
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc nội tiết hỗ trợ sau mãn kinh.

Nếu cơn đau xuất hiện sau khi dùng bất kì loại thuốc nào, hãy báo với bác sĩ.

Phẫu thuật vú

Sau phẫu thuật vú, sẹo xơ hình thành có thể dẫn đến đau ngực. Cơn đau này có thể từ nhẹ đến nặng, có thể do tổn thương dây thần kinh hay do viêm. Thời gian đầu khi mới phẫu thuật, cảm giác đau sẽ nhiều và rõ ràng. Sau đó, cơn đau sẽ tự giảm dần qua thời gian. Những ảnh hưởng lâu dài lên vùng vú sau phẫu thuật có thể là:

  • Tăng nhạy cảm vùng vú, đau khi chạm vào vùng vú
  • Giảm cảm giác vùng vú, đôi khi là cảm giác tê khi chạm
  • Không thể nhấc cánh tay lên cao
  • Khó khăn trong những hoạt động thường ngày như lái xe, vận động.

Viêm sụn sườn

Viêm sụn sườn, hay hội chứng sụn sườn, là tình trạng viêm phần sụn nối giữa xương sườn với xương ức. Bệnh lý này gây căng tức vùng thành ngực, và đôi khi cơn đau lan đến vú. Viêm sụn sườn có thể xảy ra sau chấn thương hay khi vận động quá sức vùng ngực như nâng vác đồ nặng. Nó cũng có thể xảy ra sau những cơn ho mạn và kéo dài, hoặc đôi khi do nhiễm trùng. Cơn đau này thường tự hết sau vài ngày.

Thay đổi sợi bọc tuyến vú

Thay đổi sợi bọc tuyến vú có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên vú, nhưng thường là cả hai bên vú. Tình trạng này gây ra cảm giác căng tức hoặc đôi khi thấy vú sưng phồng, đặc biệt trước hoặc trong ngày đèn đỏ. Có thể sờ thấy một hay nhiều khối trong vú hay chảy dịch núm vú.

Bạn có thể thử những cách sau để giảm cảm giác căng tức vú, nhất là trong những ngày đèn đỏ:

  • Ăn chế độ ít muối
  • Sử dụng thuốc giảm đau
  • Giảm sử dụng caffein

Viêm vú

Nhiều trường hợp bị đau vú khi mang thai. Nguyên nhân là do viêm. Viêm vú là tình trạng sưng, nóng, đỏ và đau vú do nhiễm trùng; thường xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Nguyên nhân là do tắc tuyến sữa. Các triệu chứng có thể là:

  • Sốt
  • Đau
  • Mệt mỏi
  • Thay đổi ở vùng vú: sưng, đau, đỏ da, sờ thấy ấm nóng.

Điều trị những cơn đau do viêm có thể cần phải dùng đến kháng sinh.

Áo ngực không vừa vặn

Tình trạng bị đau vú cũng có thể gây ra do chọn áo ngực sai kích cỡ, áo ngực quá chật hoặc quá rộng. Áo ngực quá chật sẽ chèn ép vùng vú gây đau. Áo ngực quá rộng sẽ không giúp nâng đỡ vú khi hoạt động. Kiểm tra áo ngực đã vừa vặn chưa qua những câu hỏi sau:

  • Áo ngực có bị đẩy lên cao ở phía sau lưng không?
  • Dây áo ngực có hằn lên phần lưng hay phần chân ngực không?
  • Phần gọng áo có vừa vặn và bạn có dễ dàng đặt 1 ngon tay vào phần khe ngực không?
  • Khi vận động, áo ngực có giữ phần ngực không xô lệch và di chuyển quá nhiều?

Hãy chọn áo ngực đúng kích cỡ và vừa vặn, khiến bạn thoải mái khi trong những hoạt động thường ngày. Sử dụng áo ngực thể thao khi tập thể dục hay vận động mạnh cũng có thể giúp ích.

Ung thư vú

Hầu hết ung thư vú không gây đau. Tuy hiếm, nhưng khối u hoại tử hay vài khối u lớn gây chèn ép có thể gây những cảm giác khó chịu và căng tức vùng vú.

Cần phải khi khám bác sĩ ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:

  • Sờ thấy một khối ở vùng vú
  • Đau hay khối ở vú không biến mất sau mãn kinh
  • Chảy dịch núm vú, dịch máu, dịch mủ hay dịch trong
  • Đau không rõ nguyên nhân hay không thuyên giảm qua nhiều chu kì.

Đau vùng lưng, cổ hay vai

Đau thành ngực hay vị trí khác

Có rất nhiều tình trạng gây cơn đau ở thành ngực lan đến vú, bao gồm:

  • Co cơ thành ngực
  • Viêm cơ, viêm xương hay sụn sườn
  • Đau ngực
  • Sỏi túi mật
  • Trào ngược dạ dày thực quản.

Hãy hẹn gặp với bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc phụ khoa nếu bạn gặp một trong những tình trạng sau:

  • Cơn đau mỗi ngày kéo dài hơn 2 tuần.
  • Chỉ xảy ra ở một vùng đặc biệt của vú.
  • Dường như ngày càng tăng
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt ngày hằng ngày

Mặc dù nguy cơ ung thư vú thì thấp ở những người chỉ có triệu chứng bị đau vú, nhưng đôi khi bác sĩ vẫn cần phải làm các xét nghiệm để đánh giá thêm.