Bệnh đái tháo nhạt: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

  • Cảm giác khát nước dữ dội, liên tục.
  • Tiểu rất nhiều, nước tiểu loãng.
  • Thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
  • Thích uống nước lạnh.

Nếu tình trạng bệnh lý nặng, một ngày bệnh nhân có thể đi tiểu tới 19 lít nước tiểu mỗi ngày. Bệnh nhân cũng uống rất nhiều nước. Một người bình thường chỉ tiểu trung bình một ngày từ 1 – 2 lít.

Bệnh đái tháo nhạt có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể gặp là:

  • Thường xuyên tiểu ướt tã.
  • Trẻ đái dầm.
  • Trẻ khó ngủ.
  • Sốt.
  • Nôn ói.
  • Táo bón.
  • Chậm phát triển.
  • Sụt cân.

Khi nào bạn nên đi khám?

Nếu bạn có triệu chứng tiểu nhiều hay cảm thấy khát liên tục, hãy đi khám bác sĩ.

Bệnh đái tháo nhạt xảy ra khi cơ thể không thể điều hòa lượng dịch một cách cân bằng. Thận là cơ quan chính đảm nhiệm vai trò điều hòa dịch. Thận lọc máu và thải các chất cặn bã ra ngoài qua nước tiểu. Nước tiểu được dự trữ tạm thời tại bàng quang trước khi được thải ra ngoài. Ngoài ra, còn có các cơ chế thải dịch khác như chảy mồ hôi, thở hay qua đường tiêu hóa.

Hormone ADH, hay vasopressin, giúp kiểm soát quá trình thải dịch của cơ thể. ADH được tiết ra tại vùng hạ đồi và dự trữ ở tuyến yên (nằm ở não bộ). Khi bạn có đái tháo nhạt, hệ thống điều hòa thể dịch thông qua hormone bị rối loạn. Từ đó gây ra triệu chứng khát và tiểu nhiều.

Các cơ chế của bệnh đái tháo nhạt

  • Đái tháo nhạt trung ương. Tổn thương xuất hiện ở vùng hạ đồi hay tuyến yên. Các tác nhân gây thương tổn có thể là chấn thương đầu, phẫu thuật hay u. Khi đó, vùng hạ đồi và tuyến yên bị rối loạn chức năng, gây ảnh hưởng đến sự tiết hormone ADH. Một bệnh lý di truyền cũng có thể gây ra đái tháo nhạt trung ương thông qua cơ chế này.
  • Đái tháo nhạt do thận. Nguyên nhân của đái tháo nhạt do thận là các rối loạn tại ống thận. Thông thường, ống thận sẽ tham gia tái hấp thu và đào thải dưới sự điều hòa của ADH. Các rối loạn tại ống thận làm mất sự điều hòa nội tiết này, gây ra bệnh. Nguyên nhân có thể do bệnh lý di truyền hay bệnh thận mạn tính. Một số thuốc như foscarnet, lithium hay thuốc kháng virus có thể gây ra tình trạng tương tự.
  • Đái tháo nhạt thai kỳ. Đây là một tình trạng hiếm gặp. Bệnh lý xảy ra khi mang thai, nhau thai gây phá hủy ADH trong máu của người mẹ.

Đôi khi bệnh không tìm được nguyên nhân. Một số trường hợp hiếm gặp có ghi nhận bệnh tự miễn gây tổn thương tế bào sản xuất ADH, dẫn đến bệnh đái tháo nhạt.

Bệnh đái tháo nhạt do thận có thể do một rối loạn di truyền. Khi đó, bệnh sẽ khởi phát ngay từ khi trẻ sinh ra. Dạng đái tháo nhạt này chủ yếu xuất hiện ở nam giới. Tuy nhiên, nữ giới cũng có chứa gen mang đột biến gây bệnh và có thể truyền cho con mình.

Tình trạng mất nước

Đái tháo nhạt có thể gây ra mất nước. Các triệu chứng của mất nước bao gồm:

  • Khô miệng.
  • Thay đổi độ đàn hồi da.
  • Cảm giác khát.
  • Mệt mỏi.

Rối loạn điện giải

Đái tháo nhạt có thể gây ra rối loạn các chất điện giải, như natri và kali trong máu. Các dấu hiệu của rối loạn điện giải là:

  • Yếu cơ.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Cảm giác ăn không ngon.
  • Chuột rút (vọp bẻ).
  • Lú lẫn.

Một số xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh là:

  • Nghiệm pháp nhịn nước. Bệnh nhân sẽ được cho nhịn uống nước trong vài giờ để theo dõi. Để tránh việc mất nước, cơ thể sẽ tiết ra ADH và khiến thận tăng hấp thu dịch lại. Khi đó, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống do hoạt động giữ nước của thận. Trong thời gian theo dõi, bác sĩ sẽ ghi lại sự thay đổi về cân nặng, lượng nước tiểu, nồng độ của nước tiểu và máu. Lượng ADH trong máu cũng có thể được đo lường. Nghiệm pháp này cho biết khả năng sản xuất ADH của cơ thể và sự đáp ứng của thận với hormone ADH.
  • Cộng hưởng từ (MRI). Phim cộng hưởng từ có thể giúp khảo sát các bất thường ở vùng hạ đồi và tuyến yên. Xét nghiệm này không xâm lấn, do đó an toàn cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
  • Tầm soát di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc đái tháo nhạt, bạn có thể được làm xét nghiệm tầm soát bệnh.

Phương pháp điều trị tùy thuộc vào cơ chế và nguyên nhân gây bệnh.

Đái tháo nhạt trung ương

Nếu bệnh đái tháo nhạt ở mức độ nhẹ, bạn chỉ cần uống đủ nước. Tuy nhiên, khi rối loạn gây ra bởi bất thường như u tuyến yên hay vùng hạ đồi, bạn có thể phải điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Điển hình, bệnh sẽ được điều trị bằng việc bổ sung hormone nhân tạo desmopressin. Hormone bổ sung này giúp bù đắp lại phần bị thiếu hụt của ADH. Thuốc có thể được dùng bằng đường uống, chích hay dạng xịt mũi.

Các thuốc tác động lên ADH cũng có thể được sử dụng. Có thể kể đến như indomethacin hay chlorpropamide.

Ở bệnh đái tháo nhạt do thận, ống thận không đáp ứng với ADH, do đó sử dụng desmopressin không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện chế độ ăn ít muối nhằm giảm lượng nước tiểu. Bạn cũng cần phải uống nhiều nước để tránh bị mất nước.

Việc sử dụng thuốc như hydrochlorothiazide có thể giúp cải thiện các triệu chứng. Mặc dù loại thuốc này thường được dùng để lợi tiểu, ở bệnh đái tháo nhạt do thận, thuốc có tác dụng giảm lượng nước tiểu.

Đái tháo nhạt thai kỳ

Điều trị được sử dụng là bổ sung desmopressin.

Bệnh cuồng uống nguyên phát

  • Tránh bị mất nước. Bạn có thể phòng tránh được biến chứng mất nước nguy hiểm nếu như dùng thuốc đầy đủ theo hướng dẫn và uống đủ nước. Hãy luôn mang theo bình nước hoặc tính trước nếu như bạn có đi đâu đó.
  • Hãy mang theo hồ sơ bệnh của mình theo người. Hoặc tìm cách để ghi lại chẩn đoán bệnh của bạn vào một ghi chú nào đó và mang theo người. Điều này sẽ giúp khi có tình huống cấp cứu, nhân viên y tế sẽ sớm nhận ra vấn đề của bạn và xử trí thích hợp.